<p><br>
Khi tu theo pháp thiền Việt, chúng tôi cũng có những công án, mặc dù chẳng bao giờ gọi nó là công án cả. Đối với mỗi thiền sinh ở mỗi thời khắc nhất định có những công án riêng, không ai giống ai cả, và nó đều xuất phát từ cuộc sống thường nhật, từ chính những vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống ngay tại lúc này! Công án của chúng tôi, trong giai đoạn đầu tiên thường được các bậc thầy “gà bài” cho, rất dung dị, như so ni đóng giày cho từng người một, và giải quyết chính những khúc mắc họ đang gặp phải. Đến một giai đoạn nào đó, tự chúng tôi biết công án mà mình đang cần giải đáp là gì.<br>
<br>
Là một người sống xa quê hương từ khi còn trẻ, và ở nước ngoài đến 20 năm mới trở về tổ quốc, một trong những công án đầu tiên tôi phải giải đáp là “đất nước”.<br>
<br>
Thú thật, là trước đó khái niệm đất nước đối với tôi rất mờ nhạt, đi đến đâu có thiên nhiên tươi xanh là tôi thích và có thể sống được vui vẻ. Tôi vẫn cho rằng tốt nhất là không có biên giới, cả quả địa cầu này là một, không có phân biệt dân tộc nào hết, thế là không có chiến tranh. Rồi tôi cũng thấy, chẳng hạn không thể bảo mình yêu người Việt Nam hơn Nga hay TQ cả, ai tốt, ai đáng yêu là tôi yêu thôi.<br>
<br>
Khi bắt đầu trăn trở với “đất nước”, hình ảnh đầu tiên mà tôi tự nhiên nhớ lại và cứ tua đi tua lại trong đầu là: đứa bé 3 tuổi là tôi, đội cái nón rơm hay lá gì đó chơi thơ thẩn ở gần ruộng lúa. Hồi đó là năm 72, tôi đi sơ tán ở Thanh Thủy, Phú Thọ, quê Bà Nội.<br>
<br>
Rồi một sáng, tôi ngồi nhìn bức ảnh biên giới Việt Trung, nhìn từ chùa Phật Tích xuống, tôi thấy có điều gì đó xao động trước sự hùng vĩ của rặng núi, và nhớ tới môn học Địa Chính trị đã được học trong trường đại học, đại ý nói lên sự liên quan giữa con người với vùng địa lý và khí hậu mà họ sinh sống. Tự nhiên, tôi cảm thấy gió VN có trong mái tóc của mình.<br>
<br>
Rồi một lần, tôi ngồi trước khoảnh ruộng nhỏ, mạ non vừa cấy. Tôi nhìn kỹ từng bông mạ và thấy nó rất mềm mại duyên dáng nhưng đầy sức sống như cỏ, không thể nào dập tắt. Tự nhiên, tôi thấy hình ảnh của mình thời thanh niên trong cây mạ và nhớ lại thầy cô trong trường đại học nước ngoài hay nhắc đi nhắc lại tôi là biểu tượng của Á Đông. Tôi chợt thấy, cho dù mình có là công dân toàn cầu, thì cũng không thể che lấp được nét rất riêng biệt của Việt Nam trong con người, trong ánh mắt, trong mọi cử chỉ...<br>
<br>
Rồi cũng trong một sáng, một người bạn gọi điện cho tôi chuyện nọ sang chuyện kia, anh ấy kể về dự án mà anh ấy đã thực hiện, trong đó có việc tính toán và thiết kế những ngôi nhà nổi trên đá và nước biển ở quần đảo Hoàng Sa (Trường Sa?) theo lệnh cấp tốc của bộ quốc phòng để giữ nước từ những năm 89-90. Và hiện tại các chú bộ đội vẫn ở trong những ngôi nhà đó. Anh ấy kể, để làm việc này anh ấy đã có 26 ngày đêm thức trắng, không ngủ một giờ nào cả. Tôi thực sự xúc động, hai từ Đất nước lại vang dội trong tim.<br>
<br>
Thức trắng 26 ngày đêm, đối với thể lực của người VN thực sự là một điều vượt ngưỡng. Cũng giống như vác pháo lên núi trong trận Điện Biên Phủ. Khi học ở nước ngoài, tôi thấy SV nước ngoài cứ chơi dài, đến lúc thi, làm đồ án mới bò ra học. Trong thời gian đó, chuyện họ thức đêm vài ngày, 1 tuần liên tục là rất bình thường, còn người VN thì ít khi làm được như thế, 1 đêm là đã khặc khừ rồi. Bọn tôi cứ đùa, người VN không có giải Nobel vì thể lực yếu quá, đang nghĩ đến cao trào cần phải dấn thêm, dấn thêm để nghĩ tiếp thì lại lăn ra ngủ, sáng mai quên hết lại về điểm xuất phát thì lấy đâu ra phát minh với sáng chế! Chuyện vui nhưng là sự thật về thể lực của người Việt.<br>
<br>
Rồi một lần vào thiền, tôi tự nhiên thấy mình lê lết ở dưới đất không thể nào đi được nữa. Sau khi lăn lê bò toài một lúc, thì thấy những nhát búa bổ xuống người, người đứt ra từng khúc, nhưng không thấy đau đớn gì cả. Thấy tôi quan sát ở phía trên. Rồi thấy thân mình thành phân bón đất, thành đất nuôi cây lớn lên. Rồi cây ra quả lại nuôi chính cái thân xác của mình thành một vòng tuần hoàn không dứt.<br>
<br>
Trong trạng thái đó, tôi như được trải nghiệm thân xác tôi chính là ĐẤT NƯỚC. Thể xác tôi đã nhiều đời nhiều kiếp hòa vào và trùng với rung động của đất Việt. Tâm hồn tôi nhiều đời nhiều kiếp hòa vào và trùng với tinh thần Việt. Giống như những cặp vợ chồng hòa hợp ăn ý, giống như một bài ca, lời và nhạc hòa quyện vào nhau.<br>
<br>
Và tôi chợt nhận ra, đối với đất nước khác, có thể có tình yêu và sự tôn trọng, nhưng sự hòa quyện để có thể cùng tấu lên một bản nhạc không chút gợn, thì chắc là không có, như điều tôi đã có với Đất Việt từ muôn đời nay, nó là một quá trình với bề dày thời gian, với sự “lớn lên” và “trưởng thành” cùng nhau.<br>
<br>
Rồi lời kinh cầu nguyện cứ vang vang trong tôi: Cầu cho Thế giới đại đồng, Cầu cho các cộng đồng cùng chung sống, hài hòa ở khắp mọi nơi… 3 từ Đại đồng, Cộng đồng và Hài hòa cứ lặp đi lặp lại trong đầu.<br>
<br>
Rồi một lần đang đưa con đi học, cảm nhận con đường nhựa đang trải dài phía dưới, tôi bỗng cảm thấy Trái đất cũng giống như cơ thể con người, và mỗi đất nước là một bộ phận nào đó trên cơ thể, mắt thường nhìn thấy biên giới vật lý giữa các bộ phận, nhưng sâu hơn chỉ là sự phân chia chức năng để cho cả một cơ thể thống nhất hoạt động. Bạn Tay mà muốn chiếm đoạt bạn Tim thì làm sao làm được việc của bạn Tim tốt như bạn Tim. Mỗi bạn có một nhiệm vụ riêng để đảm bảo sự hài hòa. Và rõ ràng mỗi bộ phận rất riêng và phải biết bảo vệ mình trước sự bành trướng của các bộ phận khác – khi nó vô minh thích làm sang phận sự của mình. Nhưng các bộ phận đều đáng được yêu quý và trân trọng như nhau!<br>
<br>
Băn khoăn về biên giới, dân tộc của tôi tới lúc này mới thực sự được giải tỏa, tôi thấy nhẹ nhõm. Trước khái niệm Đất nước của tôi bị đồng nghĩa với chiến tranh và giết chóc, với sự tranh chấp, nên trong lòng thật sự bất an và không cảm nhận được chiều sâu thiêng liêng của từ này! Gỡ bỏ được nó thật là nhẹ nhõm.<br>
<br>
Cầu Trời, cầu Đất, cầu Tạo hóa<br>
Cầu cho thế giới đại đồng<br>
Mọi công dân đều gương mẫu<br>
Cầu cho các cộng đồng cùng sống<br>
Hài hòa ở khắp mọi nơi<br>
….<br>
Một lần nữa lời kinh cầu nguyện lại vang lên trong đầu tôi.</p>
<p align="right"><b>Trương Thị Như Quỳnh</b></p>
Khi tu theo pháp thiền Việt, chúng tôi cũng có những công án, mặc dù chẳng bao giờ gọi nó là công án cả. Đối với mỗi thiền sinh ở mỗi thời khắc nhất định có những công án riêng, không ai giống ai cả, và nó đều xuất phát từ cuộc sống thường nhật, từ chính những vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc sống ngay tại lúc này! Công án của chúng tôi, trong giai đoạn đầu tiên thường được các bậc thầy “gà bài” cho, rất dung dị, như so ni đóng giày cho từng người một, và giải quyết chính những khúc mắc họ đang gặp phải. Đến một giai đoạn nào đó, tự chúng tôi biết công án mà mình đang cần giải đáp là gì.
Là một người sống xa quê hương từ khi còn trẻ, và ở nước ngoài đến 20 năm mới trở về tổ quốc, một trong những công án đầu tiên tôi phải giải đáp là “đất nước”.
Thú thật, là trước đó khái niệm đất nước đối với tôi rất mờ nhạt, đi đến đâu có thiên nhiên tươi xanh là tôi thích và có thể sống được vui vẻ. Tôi vẫn cho rằng tốt nhất là không có biên giới, cả quả địa cầu này là một, không có phân biệt dân tộc nào hết, thế là không có chiến tranh. Rồi tôi cũng thấy, chẳng hạn không thể bảo mình yêu người Việt Nam hơn Nga hay TQ cả, ai tốt, ai đáng yêu là tôi yêu thôi.
Khi bắt đầu trăn trở với “đất nước”, hình ảnh đầu tiên mà tôi tự nhiên nhớ lại và cứ tua đi tua lại trong đầu là: đứa bé 3 tuổi là tôi, đội cái nón rơm hay lá gì đó chơi thơ thẩn ở gần ruộng lúa. Hồi đó là năm 72, tôi đi sơ tán ở Thanh Thủy, Phú Thọ, quê Bà Nội.
Rồi một sáng, tôi ngồi nhìn bức ảnh biên giới Việt Trung, nhìn từ chùa Phật Tích xuống, tôi thấy có điều gì đó xao động trước sự hùng vĩ của rặng núi, và nhớ tới môn học Địa Chính trị đã được học trong trường đại học, đại ý nói lên sự liên quan giữa con người với vùng địa lý và khí hậu mà họ sinh sống. Tự nhiên, tôi cảm thấy gió VN có trong mái tóc của mình.
Rồi một lần, tôi ngồi trước khoảnh ruộng nhỏ, mạ non vừa cấy. Tôi nhìn kỹ từng bông mạ và thấy nó rất mềm mại duyên dáng nhưng đầy sức sống như cỏ, không thể nào dập tắt. Tự nhiên, tôi thấy hình ảnh của mình thời thanh niên trong cây mạ và nhớ lại thầy cô trong trường đại học nước ngoài hay nhắc đi nhắc lại tôi là biểu tượng của Á Đông. Tôi chợt thấy, cho dù mình có là công dân toàn cầu, thì cũng không thể che lấp được nét rất riêng biệt của Việt Nam trong con người, trong ánh mắt, trong mọi cử chỉ...
Rồi cũng trong một sáng, một người bạn gọi điện cho tôi chuyện nọ sang chuyện kia, anh ấy kể về dự án mà anh ấy đã thực hiện, trong đó có việc tính toán và thiết kế những ngôi nhà nổi trên đá và nước biển ở quần đảo Hoàng Sa (Trường Sa?) theo lệnh cấp tốc của bộ quốc phòng để giữ nước từ những năm 89-90. Và hiện tại các chú bộ đội vẫn ở trong những ngôi nhà đó. Anh ấy kể, để làm việc này anh ấy đã có 26 ngày đêm thức trắng, không ngủ một giờ nào cả. Tôi thực sự xúc động, hai từ Đất nước lại vang dội trong tim.
Thức trắng 26 ngày đêm, đối với thể lực của người VN thực sự là một điều vượt ngưỡng. Cũng giống như vác pháo lên núi trong trận Điện Biên Phủ. Khi học ở nước ngoài, tôi thấy SV nước ngoài cứ chơi dài, đến lúc thi, làm đồ án mới bò ra học. Trong thời gian đó, chuyện họ thức đêm vài ngày, 1 tuần liên tục là rất bình thường, còn người VN thì ít khi làm được như thế, 1 đêm là đã khặc khừ rồi. Bọn tôi cứ đùa, người VN không có giải Nobel vì thể lực yếu quá, đang nghĩ đến cao trào cần phải dấn thêm, dấn thêm để nghĩ tiếp thì lại lăn ra ngủ, sáng mai quên hết lại về điểm xuất phát thì lấy đâu ra phát minh với sáng chế! Chuyện vui nhưng là sự thật về thể lực của người Việt.
Rồi một lần vào thiền, tôi tự nhiên thấy mình lê lết ở dưới đất không thể nào đi được nữa. Sau khi lăn lê bò toài một lúc, thì thấy những nhát búa bổ xuống người, người đứt ra từng khúc, nhưng không thấy đau đớn gì cả. Thấy tôi quan sát ở phía trên. Rồi thấy thân mình thành phân bón đất, thành đất nuôi cây lớn lên. Rồi cây ra quả lại nuôi chính cái thân xác của mình thành một vòng tuần hoàn không dứt.
Trong trạng thái đó, tôi như được trải nghiệm thân xác tôi chính là ĐẤT NƯỚC. Thể xác tôi đã nhiều đời nhiều kiếp hòa vào và trùng với rung động của đất Việt. Tâm hồn tôi nhiều đời nhiều kiếp hòa vào và trùng với tinh thần Việt. Giống như những cặp vợ chồng hòa hợp ăn ý, giống như một bài ca, lời và nhạc hòa quyện vào nhau.
Và tôi chợt nhận ra, đối với đất nước khác, có thể có tình yêu và sự tôn trọng, nhưng sự hòa quyện để có thể cùng tấu lên một bản nhạc không chút gợn, thì chắc là không có, như điều tôi đã có với Đất Việt từ muôn đời nay, nó là một quá trình với bề dày thời gian, với sự “lớn lên” và “trưởng thành” cùng nhau.
Rồi lời kinh cầu nguyện cứ vang vang trong tôi: Cầu cho Thế giới đại đồng, Cầu cho các cộng đồng cùng chung sống, hài hòa ở khắp mọi nơi… 3 từ Đại đồng, Cộng đồng và Hài hòa cứ lặp đi lặp lại trong đầu.
Rồi một lần đang đưa con đi học, cảm nhận con đường nhựa đang trải dài phía dưới, tôi bỗng cảm thấy Trái đất cũng giống như cơ thể con người, và mỗi đất nước là một bộ phận nào đó trên cơ thể, mắt thường nhìn thấy biên giới vật lý giữa các bộ phận, nhưng sâu hơn chỉ là sự phân chia chức năng để cho cả một cơ thể thống nhất hoạt động. Bạn Tay mà muốn chiếm đoạt bạn Tim thì làm sao làm được việc của bạn Tim tốt như bạn Tim. Mỗi bạn có một nhiệm vụ riêng để đảm bảo sự hài hòa. Và rõ ràng mỗi bộ phận rất riêng và phải biết bảo vệ mình trước sự bành trướng của các bộ phận khác – khi nó vô minh thích làm sang phận sự của mình. Nhưng các bộ phận đều đáng được yêu quý và trân trọng như n
|